
Chắc hẳn, việc sở hữu hai quốc tịch là điều mà ai cũng mong muốn. Điều này giúp bạn tự do đi lại, sống tự do hơn ở nhiều quốc gia, khu vực pháp lý. Vậy bạn đã biết danh sách quốc gia cho phép hai quốc tịch nào chưa? Nếu chưa, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Chế độ hai quốc tịch (quốc tịch kép) là gì? Có lợi ích như thế nào?
Hai quốc tịch hay còn được gọi là quốc tịch kép. Đây là chế độ của pháp luật công nhận bạn là công dân ở hai quốc gia khác nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, thực tế không phải nước nào cũng cho phép bạn sở hữu quốc tịch thứ hai.
Không phải tự nhiên nhu cầu làm quốc tịch kép tăng cao. Trước khi tìm hiểu danh sách quốc gia cho phép hai quốc tịch, chúng ta cùng tìm hiểu qua về việc có hai quốc tịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người sở hữu:
- Tính lưu động toàn cầu: Có một số quốc gia, hộ chiếu có nhiều hạn chế trong việc đi du lịch vì cần phải xin visa. Nếu bạn sở hữu một hộ chiếu thứ hai có thể sẽ giải quyết được vấn đề này, tính lưu động được tăng lên.
- Cơ hội kinh doanh: Có quốc tịch kép, cơ hội kinh doanh và ký kết hợp đồng sẽ được tăng lên rất nhiều.
- Tối ưu hóa thuế: Nhiều khu vực pháp lý có thể mang lại nhiều quyền lợi cho bạn và doanh nghiệp, tránh đánh thuế hai lần và tăng vốn, tối ưu hóa thuế để quản lý tài sản của mình tốt hơn.
- An ninh: Nếu bạn có hộ chiếu thứ hai ở một quốc gia ổn định, bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn. Khi có bất kỳ vấn đề bất ổn nào về xã hội, chính trị hoặc kinh tế tại quốc gia bạn đang sinh sống, bạn vẫn còn một hộ chiếu dự phòng.
- Tăng chất lượng cuộc sống: Với một số quốc gia, sở hữu hộ chiếu ở đó có thể giúp bạn được tiếp cận với hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe chất lượng. Qua đó, chất lượng về cuộc sống thường ngày cũng được tăng lên.
Qua đây, có thể thấy việc có hai quốc tịch mở ra rất nhiều cơ hội tốt hơn cho một cá nhân hay gia đình. Đảm bảo tương lai của bạn về mọi mặt từ giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống thường ngày.
Gợi ý danh sách quốc gia cho phép hai quốc tịch
Chắc hẳn, danh sách quốc gia cho phép hai quốc tịch là vấn đề bạn đọc quan tâm nhất trong bài viết này. Dưới đây là những gợi ý dành cho bạn để lựa chọn quốc gia khi có ý định làm hộ chiếu thứ hai:
Albania | Bỉ | Angola | Phần Lan | Ý | Bồ Đà |
Algeria | Brazil | Croatia | Đan Mạch | Malta | Panama |
Argentina | Chile | Iceland | Ai Cập | Mexico | Pakistan |
Úc | Canada | Ireland | Đan Mạch | New Zealand | Na Uy |
Peru | Hàn Quốc | Tây Ban Nha | Thổ Nhĩ Kỳ | Vương Quốc Anh | Hy Lạp |
Serbia | Nam Phi | Thụy Điển | Thụy Sĩ | Mỹ | Mexico |
Danh sách quốc gia không cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch
Ngoài danh sách quốc gia cho phép hai quốc tịch nêu trên, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về những quốc gia không cho phép công dân sở hữu hai quốc tịch sau:
Afghanistan | El Salvador | Lithuania | Singapore |
Andorra | Estonia | Malaysia | Slovakia |
Áo | Georgia | Montenegro | Tanzania |
Azerbaijan | Ấn Độ | Hà Lan | Thái Lan |
Bahrain | Indonesia | Nepal | Ukraine |
Trung Quốc | Nhật Bản | Ba Lan | Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất |
Djibouti | Kazakhstan | Ả Rập Saudi | Venezuela |
Hiện nay, có nhiều quốc gia cho phép dùng hai quốc tịch nhằm thu hút các cá nhân có giá trị ròng cao và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn quốc gia phù hợp với định hướng và nhu cầu của mình. Đặc biệt, hiện có nhiều chương trình giúp bạn có thể được cấp quyền công dân như cư dân ở quốc gia đó như tổ chức kinh tế hay làm từ thiện. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các chương trình này.
Như vậy, với danh sách quốc gia cho phép hai quốc tịch nêu trên, hy vọng có thể giúp quý vị nắm rõ hơn và đưa ra được cho chính mình những quyết định, lựa chọn phù hợp nhất. Trong thời buổi hội nhập toàn cầu như hiện nay, có quốc tịch kép mở ra rất nhiều cơ hội mà đặc biệt.